Nâng Mũi Sụn Sườn
Nâng mũi sụn sườn là gì?
Nâng mũi sụn sườn là một trong những công nghệ nâng mũi phổ biến nhất hiện nay. Căn cứ vào khuyết điểm của dáng mũi, phương pháp sẽ can thiệp đến một phần hoặc toàn bộ cấu trúc tự nhiên của bộ phận này bằng cách sử dụng một phần sụn sườn ở xương sườn số 6, 7 và 8.
Với tiểu phẫu này, bác sĩ thẩm mỹ tận dụng đặc tính mềm mại, linh hoạt của sụn sườn để tái tạo hình dáng mũi, dựng lại trụ mũi và bọc lót đầu mũi một cách toàn diện.
Độ cong mịn tự nhiên của loại sụn này có thể góp phần thay đổi hoàn toàn “diện mạo” của dáng mũi, từ đó mang đến vẻ đẹp thon gọn, thanh tú và đầy cuốn hút cho khuôn mặt khách hàng.
Trước khi tiến hành, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của phái đẹp thật kỹ lưỡng. Bạn sẽ chỉ được nâng mũi khi đảm bảo tốt các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt sức khỏe.
Vì chất liệu sụn nâng chủ yếu là sụn sườn nên kỹ thuật này có thể khắc phục những hạn chế nhất định của phương pháp nâng mũi Hàn Quốc (sử dụng 100% sụn nhân tạo), đảm bảo không gây ra tình trạng co rút mũi, đầu mũi bóng đỏ, phản ứng đào thải sau một khoảng thời gian nhất định.
Kỹ thuật nâng mũi
Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ phẫu thuật nội soi để trích lấy phần sụn vừa đủ ở xương sườn thông qua một đường rạch mảnh (1 – 1,5cm) phía dưới bầu ngực. Vị trí này giúp vết sẹo không lộ ra ngoài. Sau khi thu lấy sụn sườn thành công, bác sĩ tiến hành cắt gọt, điều chỉnh phần sụn này theo hình dáng và kích thước đã tính toán từ trước.
Tiếp theo, bác sĩ rạch một đường mảnh gần trụ mũi, sau đó đặt sụn vào bên trong và căn chỉnh sao cho phù hợp, hài hòa nhất với khuôn mặt khách hàng. Cuối cùng, vết mổ được khâu lại cẩn thận bằng chỉ thẩm mỹ.
Chất liệu sụn nâng
Khác với các phương pháp nâng mũi truyền thống, kỹ thuật nâng mũi sụn sườn có thể chỉnh sửa toàn bộ khuyết điểm ở đầu mũi, sống mũi và trụ mũi bằng loại sụn này.
Sụn sườn là các thanh sụn nằm bên trong cơ thể, giúp kéo dài xương sườn về phía trước và tham gia vào hoạt động co giãn của các vách ngực.
Một người bình thường có khoảng 20 chiếc sụn sườn được xếp thành từng cặp. Phần sụn dùng để nâng mũi thường được chiết tách từ thanh xương sườn số 6, 7 và 8.
Trước khi lấy sụn, bác sĩ thẩm mỹ cần kiểm tra, đánh giá cụ thể và định vị chính xác khu vực cũng như kích thước mô sụn cần sử dụng. Phần sụn được lấy đi này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng của xương sườn hay lồng ngực. Vì vậy, phái đẹp hãy yên tâm về vấn đề này.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp hoặc thay thế sụn sườn bằng sụn vách ngăn, sụn vành tai hay sụn cân cơ thái dương. Tuy nhiên, độc giả cần lưu ý, vì thủ thuật tách lấy sụn sườn tương đối phức tạp và cần tiến hành gây mê toàn thân nên nguy cơ xuất hiện biến chứng, rủi ro của dạng tiểu phẫu này cao hơn hẳn so với việc trích lấy sụn tự thân từ vị trí khác.
Quá trình hồi phục
Quá trình hồi phục của phẫu thuật nâng mũi sụn sườn tương tự các loại hình thẩm mỹ vùng mũi khác, bao gồm 3 giai đoạn chính:
Đau nhẹ, sưng tấy tại vùng mũi: Khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên, vùng mũi bắt đầu có cảm giác đau nhức, viêm tấy, sưng đỏ khó chịu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài ngày.
Mũi lành lại: Trung bình sau 7 – 10 ngày, mũi đã ổn định và lành lại. Lúc đó, triệu chứng sưng đau hoàn toàn biến mất. Thế nhưng, thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi chị em. Sau 10 ngày, hãy đến bệnh viện thẩm mỹ để cắt chỉ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Mũi lên form: Sau 2 tuần đầu tiên, tuy phái đẹp đã được tháo nẹp và cắt chỉ nhưng vùng mũi vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Do đó, người đọc cần chăm sóc bài bản, đúng cách để dáng mũi nhanh chóng lên form. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ hẹn khách hàng tái khám 1 tháng sau khi nâng mũi để kiểm tra sức khỏe toàn diện cũng như đánh giá hiệu quả thẩm mỹ.
Nâng mũi sụn sườn có thể tái tạo sống mũi, trụ mũi và đầu mũi. Công nghệ này phù hợp với:
Những người trên 18 tuổi, sở hữu dáng mũi thấp, ngắn, kém duyên và có sức khỏe tốt
Khách hàng bị dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo
Chị em muốn điều chỉnh dáng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân và không muốn sử dụng sụn nhân tạo (có thể kết hợp sụn sườn với sụn vành tai, sụn vách ngăn, sụn cân thái dương)
Những người có mũi ngắn, hếch, khoằm, trụ mũi yếu và mong muốn kéo dài phần đầu mũi
Khách hàng sở hữu dáng mũi cong vẹo hay bị lệch vách ngăn
Chị em muốn tái tạo dáng mũi sau khi phẫu thuật thẩm mỹ thất bại
Ngoài ra, nâng mũi sụn sườn không được chỉ định trong các trường hợp sau:
Những người chưa đủ 18 tuổi
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Khách hàng trong thời kỳ hành kinh
Chị em bị bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn đông máu…
Những người không thể sắp xếp 7 – 10 ngày để hoàn toàn nghỉ ngơi – tĩnh dưỡng. Đây là ca mổ phức tạp, có sự can thiệp gây mê. Vì vậy, phái đẹp cần một thời gian hồi sức nhất định.
Phụ nữ quá lớn tuổi. Phần sụn ở xương sườn đã bị oxy hóa, xơ vữa, không thể đảm bảo yêu cầu về chất lượng sụn nâng.
Chị em dị ứng với thuốc tê, thuốc mê
Ngoài ra, những người đang bị sốt cao hay mắc các vấn đề viêm nhiễm cũng không được nâng mũi cho đến khi điều trị bệnh dứt điểm.
Ưu – nhược điểm của kỹ thuật nâng mũi sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn được giới chuyên gia đánh giá là phương pháp thẩm mỹ an toàn và hiệu quả bởi khả năng chỉnh hình dáng mũi toàn diện. Trong đó, sụn sườn được trích lấy từ chính cơ thể của khách hàng. Vì vậy, kỹ thuật này có thể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tình trạng dị ứng và phản ứng đào thải. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của nâng mũi sụn sườn:
Ưu điểm
Kiến tạo dáng mũi hoàn hảo: Sụn sườn mệnh danh là một trong những chất liệu nâng mũi ưu việt nhất. Với đặc tính thẳng, dài và tương đối cứng cáp, loại sụn này được ứng dụng để nâng cao sống mũi, bọc lót đầu mũi và dựng thẳng trụ mũi. Tương tự các công nghệ nâng mũi tiên tiến khác, nâng mũi sụn sườn có khả năng khắc phục triệt để mọi khuyết điểm của mũi như: mũi to, lệch, thô, thấp, hếch, khoằm, ngắn… Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ sở hữu dáng mũi tự nhiên, hài hòa và vô cùng thanh tú.
Đảm bảo mức độ an toàn cao: Sụn sườn là sụn tự thân được bóc tách từ chính cơ thể khách hàng. Đây là loại chất liệu nâng mũi rất thân thiện, có thể dễ dàng tương thích với cơ địa mỗi người, không gây ra phản ứng đào thải, không dẫn đến hiện tượng dị ứng. Do đó, kỹ thuật này giúp hạn chế tối đa các biến chứng thường gặp như: bóng đỏ, lệch vẹo, lộ sóng, tụt sóng…
Giảm thiểu cảm giác đau đớn khó chịu: Trước khi nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ tiến hành gây tê cục bộ. Vì vậy, phái đẹp sẽ không cảm thấy đau đớn trong suốt thời gian diễn ra ca mổ.
Không tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng: Sau khi nâng mũi sụn sườn, khách hàng có thể về nhà tĩnh dưỡng. Chỉ sau 7 – 10 ngày thư giãn, nghỉ ngơi, bạn đã có thể quay trở về nhịp sống thường ngày.
Nhược điểm
Các chuyên gia nhận định, nâng mũi sụn sườn là kỹ thuật phức tạp nhất trong tất cả phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân. Loại phẫu thuật này đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm để xác định chính xác lượng mô sụn cần trích lấy cũng như vị trí can thiệp phù hợp nhất.
Sau một khoảng thời gian, sụn sườn sẽ bắt đầu co rút. Do đó, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng về lượng sụn cần sử dụng.
Phương pháp này không dành cho khách hàng lớn tuổi bởi trải qua quá trình lão hóa, sụn sườn không thể đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng.
Lượng mô sụn cho phép lấy từ xương sườn tương đối giới hạn. Vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với các ca nâng mũi với độ cao vừa phải, tự nhiên. Nếu phái đẹp muốn sở hữu sống mũi cao thẳng nổi bật, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sinh học cao cấp để độn cao sống mũi và dựng lại vách ngăn mũi bằng sụn sườn.
Chi phí phẫu thuật nâng mũi sụn sườn cao hơn nhiều so với các kỹ thuật nâng mũi truyền thống.
2 kỹ thuật nâng mũi sụn sườn phổ biến
Tuy nâng mũi sụn sườn “ghi điểm” với nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải mọi khuyết điểm/thể trạng nào cũng phù hợp với phương pháp này. Căn cứ vào đặc trưng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ thẩm mỹ đề xuất khách hàng lựa chọn một trong hai kỹ thuật phổ biến dưới đây:
Nâng mũi sụn sườn kết hợp sụn sinh học
Kỹ thuật này sử dụng hai chất liệu chính là sụn sườn tự thân và sụn sinh học. Sau khi tách lấy sụn sườn từ cơ thể khách hàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt gọt, chỉnh hình sao cho phù hợp nhất với kế hoạch điều chỉnh dáng mũi. Tiếp theo, bác sĩ dùng sụn sinh học để nâng cao ⅔ chiều dài sống mũi và bọc lót phần đầu mũi bằng sụn tai, cuối cùng dựng chống trụ mũi với sụn sườn. Vì vậy, sau khi điều chỉnh, bạn có thể sở hữu dáng mũi S line mềm mại, ngọt ngào và vô cùng nữ tính.
Nâng mũi sụn sườn hoàn toàn
Kỹ thuật nâng mũi sụn sườn hoàn toàn (100%) tương tự nâng mũi sụn sườn kết hợp sụn sinh học. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở việc phần vách ngăn và đầu mũi được dựng lại, bọc lót bằng 100% sụn sườn. Công nghệ này đảm bảo mức độ an toàn – tương thích cao và có thể duy trì lâu dài mà không cần đến sự “hỗ trợ” của sụn tai.
Trong ca mổ nâng mũi sụn sườn hoàn toàn, bác sĩ chuyên khoa tách lấy sụn sườn, sau đó tiến hành xử lý mô sụn theo hình dáng và tỷ lệ phù hợp với từng vị trí chỉnh sửa (trụ mũi, đầu mũi, sống mũi).
Sau đó, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa cơ bản dáng mũi để đưa sụn sườn vào và cấy ghép một cách chuẩn xác, khéo léo. Kỹ thuật này thích hợp với những chị em không có đủ sụn vách ngăn, sụn vành tai và đang có nhu cầu tạo hình dáng mũi hài hòa, tự nhiên.
Quy trình nâng mũi sụn sườn
So với nâng mũi Hàn Quốc và nâng mũi bọc sụn, kỹ thuật nâng mũi sụn sườn tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ phải vững chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Bộ Y tế quy định, quy trình nâng mũi sụn sườn bao gồm 7 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn trực tiếp
Trước khi phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám trực tiếp nhằm đánh giá tình trạng khuyết điểm vùng mũi phái đẹp. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, bác sĩ đề xuất phương án nâng mũi phù hợp, sau đó giải thích, tư vấn và trao đổi cặn kẽ với khách hàng về chi phí, nguyên tắc làm đẹp, quy trình tiến hành cũng như một số vấn đề liên quan.
Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm
Nâng mũi sụn sườn là kỹ thuật chỉnh sửa mũi tương đối cầu kỳ, yêu cầu gây mê toàn thân để trích lấy sụn sườn ra khỏi cơ thể chị em. Vì vậy, độc giả cần khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm bắt buộc.
Để đảm bảo an toàn tối đa, phái đẹp nên chủ động thông báo đầy đủ với bác sĩ chuyên khoa về tình hình sức khỏe, lịch sử dùng thuốc, tiền sử bệnh lý… Đối với những khách hàng chưa đảm bảo tiêu chí phẫu thuật nghiêm ngặt, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách khắc phục và tạm hoãn thời gian nâng mũi cho đến khi bạn thực sự sẵn sàng.
Bước 3: Đo vẽ dáng mũi
Phẫu thuật nâng mũi sụn sườn có khả năng xâm lấn – can thiệp đến toàn bộ cấu trúc của mũi (bao gồm sống mũi, trụ mũi và đầu mũi). Do đó, để dễ dàng tạo hình dáng mũi thon gọn, thanh thoát, bác sĩ chuyên khoa sẽ đo vẽ tỷ lệ trên khuôn mặt khách hàng, sau đó xác định chiều dài và chiều rộng cụ thể của phần sụn sườn cần dùng.
Bước 4: Trích lấy sụn sườn
Sau khi phái đẹp được gây mê toàn thân, bác sĩ thẩm mỹ sẽ nhẹ nhàng rạch một đường mảnh 1 – 1,5cm ngay dưới bầu ngực. Sau đó, bác sĩ lần lượt thực hiện các thao tác thu lấy sụn tự thân và khâu miệng vết mổ. Với vị trí này, vết sẹo nhỏ này có thể dễ dàng được giấu đi sau lớp áo ngực. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề thẩm mỹ. Sau khi lấy được sụn sườn, bác sĩ sẽ cắt gọt, chỉnh hình mô sụn theo đúng tỷ lệ đã tính toán từ trước.
Bước 5: Nâng mũi bằng sụn sườn
Bác sĩ chuyên khoa rạch một đường nhỏ tại trụ mũi rồi bóc tách mô da, tạo thành một khoảng trống vừa đủ để cấy ghép sụn nâng vào bên trong sống mũi và trụ mũi. Tiếp đó, bác sĩ tạo hình mũi theo “tỷ lệ vàng” sao cho cân đối, hài hòa với các đường nét tự nhiên trên khuôn mặt khách hàng, cuối cùng, khâu miệng vết mổ bằng chỉ phẫu thuật.
Bước 6: Theo dõi tình hình sức khỏe
Sau khi nâng mũi, chị em sẽ được chuyển sang phòng hồi sức hậu phẫu để theo dõi tình hình sức khỏe. Nhờ đó, đội ngũ y bác sĩ có thể hỗ trợ và xử lý kịp thời nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường.
Sau khi sức khỏe phái đẹp đã ổn định, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể liều lượng – cách dùng thuốc và một số lưu ý quan trọng về chế độ chăm sóc tại nhà. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm đồng thời ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả, hãy đảm bảo tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ nhé!
Bước 7: Tái khám đúng lịch
10 ngày sau ca mổ, khách hàng cần đến thẩm mỹ viện cắt chỉ và tái khám. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu chị em tái khám thường xuyên trong vòng vài tháng đầu sau khi nâng mũi nhằm đánh giá chính xác tốc độ phục hồi.