phẩu thuật mỗi trái tim
Phẫu thuật cắt môi hình trái tim là phương pháp gì?
Môi trái tim là dáng môi đẹp với môi trên mỏng hơn so với môi dưới. Môi dày ở phần giữa và mỏng dần ra hai bên. Môi trái tim là đặc điểm hấp dẫn, duyên dáng của cả nam và nữ giới. Người có dáng môi này thường sở hữu nụ cười rạng rỡ và quyến rũ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được dáng môi trái tim. Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để sở hữu dáng môi này. Phẫu thuật cắt môi trái tim là phương pháp sử dụng dao kéo để chỉnh hình môi trên và môi dưới nhằm tạo dáng môi đẹp và quyến rũ.
Phẫu thuật môi trái tim sẽ được linh động thay đổi tùy theo dáng môi của từng người. Bác sĩ có thể tạo hình môi trên/ môi dưới hoặc có thể tác động “dao kéo” lên cả 2 môi. Bên cạnh đó với những người có nhu cầu, bác sĩ có thể can thiệp đồng thời với các phương pháp khác như tạo khóe môi cười, tạo môi chẻ, thu mỏng môi hoặc tiêm filler để làm đầy môi.
Khi nào nên thực hiện phẫu thuật tạo môi trái tim?
Phẫu thuật môi trái tim là tiểu phẫu đơn giản và có thời gian thực hiện nhanh chóng. Phương pháp này thích hợp với những trường hợp sau:
Phẫu thuật cắt môi trái tim
Phẫu thuật cắt môi trái tim phù hợp với bất cứ ai muốn sở hữu dáng môi đẹp và cân đối
Người có dáng môi không cân đối với khuôn mặt
Môi trên và môi dưới có kích thước không cân xứng
Người muốn sở hữu đôi môi trái tim quyến rũ, thu hút
Môi bị phì đại hoặc môi lệch do bẩm sinh, tai nạn
Phẫu thuật môi trái tim thích hợp với cả nam và nữ giới từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân chỉnh dáng môi phù hợp với cấu trúc khuôn mặt và sở thích, nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật tạo môi tái tim nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:
Người bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông
Mắc bệnh chàm môi hoặc đang bị các bệnh viêm nhiễm ở môi
Người chưa đủ 18 tuổi
Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe. Nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn một số giải pháp tạo hình môi trái tim khác như tiêm filler, cấy chỉ,…
Quy trình phẫu thuật cắt môi trái tim
Cắt môi trái tim là tiểu phẫu khá đơn giản, mức độ xâm lấn thấp và thời gian thực hiện chỉ khoảng 30 phút. Phường pháp này được thực hiện theo trình tự sau:
phẫu thuật cắt môi hình trái tim
Quy trình phẫu thuật cắt tạo môi hình trái tim
#01
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Để tạo dáng môi phù hợp, bác sĩ cần thăm khám và đánh giá cấu trúc môi của từng người. Sau đó, cân nhắc và tư vấn giải pháp thích hợp nhất.
Mặc dù đều là dáng môi trái tim nhưng ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ điều chỉnh môi trên, môi dưới hoặc can thiệp toàn bộ cấu trúc môi để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Với những người sở hữu đôi môi nhiều khuyết điểm, bác sĩ có thể tư vấn thực hiện kèm theo một số dịch vụ khác như tạo khóe cười, tạo môi chẻ, tiêm filler để tăng độ dày cho môi,…
#02
Bước 2: Thăm khám tổng quát và xét nghiệm máu
Phẫu thuật cắt môi trái tim là phương pháp xâm lấn mô. Vì vậy, bác sĩ cần phải thăm khám tổng quát và xét nghiệm máu để đảm bảo khách hàng đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện.
#03
Bước 3: Đo vẽ dáng môi
Sau khi thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành đo vẽ dáng môi trước khi thực hiện. Dáng môi được cân chỉnh tùy theo cấu trúc khuôn mặt của từng khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ chỉnh sửa dáng môi tùy theo sở thích.
#04
Bước 4: Sát khuẩn và tiêm tê
Trước khi can thiệp chỉnh hình môi, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn và tiêm tê để đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tránh cảm giác khó chịu khi thực hiện.
#05
Bước 5: Phẫu thuật tạo hình môi trái tim
Tạo hình môi trái tim được thực hiện ở môi trên/ môi dưới hoặc cả hai môi. Đối với môi trên, bác sĩ sẽ lấy nhân trung làm chuẩn và tiến hành thu nhỏ hai bên môi sao cho môi trên có hình dáng như trái tim. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bớt 1 phần giữa ở môi dưới để tạo dáng môi hài hòa và tự nhiên.
Trên thực tế, việc phẫu thuật môi trái tim không có quy trình chuẩn vì phụ thuộc hoàn hoàn vào hình dáng và khuyết điểm vùng môi của từng người.
#06
Bước 6: Kiểm tra kết quả, tư vấn
Sau khoảng 30 – 45 phút, bạn có thể sở hữu ngay dáng môi trái tim chúm chím và quyến rũ. Trước khi trở về nhà, bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả và tư vấn cách chăm sóc để vết thương ở môi nhanh lành, đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm và một số biến chứng hậu phẫu.
Chăm sóc sau khi phẫu thuật cắt môi trái tim
Sau khi phẫu thuật cắt môi trái tim, bạn cần chăm sóc đúng cách để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ. Các biện pháp chăm sóc giúp môi nhanh lành và lên form chuẩn đẹp:
Trong 24 – 48 giờ sau khi phẫu thuật, bạn có thể dùng túi chườm xung quanh môi để sưng đỏ, phù nề và đau nhức. Tuy nhiên, khi chườm cần tránh để nước tiếp xúc với vết thương.
Kể từ ngày thứ 3, môi có hiện tụ máu và bầm tím. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể chườm ấm. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có thể làm tan máu bầm và giúp môi lên dáng nhanh chóng.
Trong 3 – 5 ngày đầu nên sử dụng cháo hoặc các món ăn mềm, dễ nuốt để tránh kích thích lên vết mổ. Ngoài ra, nên dùng thìa khi ăn uống để tránh tình trạng thức ăn dính vào vết mổ.
Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây sẹo thâm, sẹo lồi và mưng mủ như rau muống, nếp, thịt bò, thịt gà,…
Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý trong vòng 1 tuần đầu tiên.
Dùng thuốc theo hướng dẫn và tái khám theo lịch hẹn để cắt chỉ.
Phẫu thuật tạo môi trái tim có giá bao nhiêu?
Phẫu thuật tạo môi trái tim có chi phí khoảng 8 – 10 triệu đồng. Tuy nhiên giá thành có thể cao hơn nếu bạn thực hiện đồng thời với các phương pháp thẩm mỹ môi khác như tạo khóe môi cười, tạo môi chẻ, tiêm filler làm đầy môi,…
phẫu thuật cắt môi hình trái tim
Phẫu thuật cắt môi hình trái tim có chi phí khoảng 8 – 10 triệu đồng
Chi phí thực hiện phẫu thuật tạo môi trái tim còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như cơ sở thực hiện, tay nghề của bác sĩ, thời điểm thực hiện,… Vì vậy, bạn nên liên hệ trực tiếp với trung tâm thẩm mỹ để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Ưu điểm và hạn chế của phẫu thuật cắt môi trái tim
Phẫu thuật cắt môi trái tim là phương pháp tạo hình môi được ưa chuộng trong những năm gần đây. Nếu đang băn khoăn về việc có nên thực hiện hay không, bạn có thể cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
Ưu điểm:
Dáng môi được cải thiện ngay sau khi thực hiện
Phẫu thuật tạo hình môi trái tim mang lại hiệu quả vĩnh viễn
Mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh và có thể trở về nhà trong ngày
Hạn chế:
Một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng như viêm nhiễm, môi méo lệch, không thể khép kín, dáng môi không tự nhiên,…
Để được tư vấn cụ thể hơn về ưu điểm và hạn chế của phương pháp, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Trong trường hợp môi không có quá nhiều khuyết điểm, bác sĩ có thể đề nghị tiêm filler thay vì can thiệp phẫu thuật.
Một số lưu ý khi phẫu thuật cắt môi trái tim
Cắt môi trái tim là phương pháp chỉnh hình môi được ưa chuộng trong những năm gần đây. Đôi môi quyến rũ không chỉ giúp thăng hạng nhan sắc mà còn dễ gây ấn tượng với người đối diện.
phẫu thuật cắt môi hình trái tim
Nếu môi không có quá nhiều khuyết điểm, bạn có thể lựa chọn tạo môi trái tim bằng tiêm filler
Tuy nhiên trước khi can thiệp phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nhu cầu tạo hình môi trái tim có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Chính vì vậy, có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng đi vào hoạt động với đội ngũ bác sĩ không có chuyên môn và tay nghề yếu kém. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật cắt môi trái tim.
Trên thực tế, môi trái tim là dáng môi đẹp và quyến rũ nhưng không thực sự phù hợp với tất cả khuôn mặt. Vì vậy, bạn không nên chạy theo hình mẫu cố định mà cần chỉnh sửa dáng môi phù hợp và hài hòa với cấu trúc khuôn mặt.
Việc can thiệp dao kéo vào vùng môi khiến môi không thể trở về hình dạng ban đầu. Để có thể thay đổi dáng môi theo xu hướng, bạn có thể lựa chọn tạo môi trái tim bằng filler. Sau 6 – 12 tháng, filler sẽ tự tan và dáng môi sẽ trở lại như cũ.
Hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp cắt môi trái tim còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc. Chính vì vậy, cần thực hiện các biện pháp chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác khi chưa tham vấn y khoa.
Chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian hồi phục và tìm gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, nóng sốt, môi sưng phù, đau nhức dữ dội và mưng mủ.